0

Làm gì khi bản thân có ý muốn tự tử? | Safe and Sound

Thôi thúc tự tử có thể là kết quả của các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần, từ đó làm mất ổn định cảm xúc. Khi có ý muốn tự tử, bạn cần liên hệ ngay tới các đường dây nóng để nhận được hỗ trợ và kết nối với chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.  

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Tại sao một số người muốn tự tử?

Đôi khi, ham muốn tự tử là kết quả của các rối loạn tâm lý và sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, PTSD... Tuy nhiên, theo một khảo sát thực hiện bởi CDC năm 2018, 54% nạn nhân tự tử chưa từng được chẩn đoán với các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Ảnh 1: Vấn đề sức khỏe tâm thần dẫn đến tự tử

Một lý do khác là đặc tính gen. Mặc dù các nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu, nhiều chuyên gia tin rằng một số đặc tính sinh lý, tâm lý cũng như gen tác động đáng kể tới mong muốn tự tử. Ngoài ra, những đứa trẻ có người thân từng tự tử (dù thành công hay không) gặp nhiều vấn đề với điều chỉnh cảm xúc, đồng thời thể hiện xu hướng lặp lại hành động tự tử.

Các yếu tố bên ngoài thôi thúc tự tử bao gồm: áp lực công việc, áp lực tài chính, trục trặc trong các mối quan hệ, phản ứng khi phát hiện các bệnh nan y (ung thư, HIV...)...

2. Đối phó với thôi thúc kết liễu cuộc đời

Mong muốn kết thúc cuộc sống có thể xảy ra với bất kỳ ai và điều đó không sai trái hay đáng xấu hổ. Nếu có ý định, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:

  • Tìm kiếm sự trợ giúp: Điều đầu tiên bạn cần làm là tìm đến sự trợ giúp và chia sẻ về mong muốn tự tử. Lựa chọn tối ưu là người thân, bạn bè mà bạn có thể tin tưởng. Nếu không tìm được đối tượng đáng tin cậy, hãy liên hệ các hotline hỗ trợ cộng đồng để nhận được tư vấn kịp thời. Ngoài ra, nếu cảm thấy ý định tự tử mãnh liệt hơn khả năng kiểm soát, hãy tìm đến chuyên gia tâm lý ngay lập tức. Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe chia sẻ, đưa ra lời khuyên và thành lập phác đồ điều trị hiệu quả.
  • Tìm đến nơi an toàn và loại bỏ các nguy cơ đến tính mạng: Các nguy cơ bao gồm vật sắc nhọn, thuốc... hoặc bất cứ vật gì có thể được sử dụng để kết liễu mạng sống. Trong trường hợp bạn cần sử dụng thuốc, hãy chia sẻ với người thân và nhờ họ quản lý số thuốc, chỉ đưa đủ liều cho mỗi lần sử dụng.
  • Thực hành các hoạt động giải trí nhẹ nhàng: Thiền, yoga, đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ... luôn là lựa chọn tối ưu nhằm phân tán ham muốn tự tử và lấy lại sự bình tĩnh cũng như giảm bớt cảm xúc tiêu cực.

Ảnh 2: Yoga hạn chế mong muốn tự tử

3. Phòng tránh ý muốn tự tử

Ý muốn tự tử có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Nếu bạn là người có các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần hoặc hoạt động trong môi trường nhiều áp lực, việc mong muốn tự tử hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy thực hiện các bước sau đây để hạn chế ý muốn tự tử:

  • Xây dựng thực đơn lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn tích cực không chỉ tác động tốt tới sức khỏe tâm thần, mà còn nâng cao sức mạnh thể chất, giúp bạn luôn duy trì năng lượng tích cực. Ngoài ra, chế độ ăn tốt còn giúp cơ thể tăng cường sản sinh các hoocmon tích cực như dopamine, serotonin, từ đó điều hòa cảm xúc tốt hơn.
  • Tập thể dục đều đặn và thường xuyên là cách rất tốt để giải tỏa áp lực và cảm xúc tiêu cực, một trong những yếu tố cấu thành nên ý muốn tự tử.
  • Tìm đến chuyên gia tâm lý nếu cảm thấy tình trạng của mình không được cải thiện hoặc có nguy cơ phát triển ý muốn tự tử.
: Làm gì khi bản thân có ý muốn tự tử? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound